Trong thế giới nội thất, các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên nói chung và gỗ trắc nói riêng luôn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi tính thẩm mỹ và độ bền cao. Vậy bạn đã có kiến thức về loại gỗ này chưa? Hãy cùng Đồ gỗ Bảo Dương tìm hiểu về gỗ trắc và những ứng dụng trong nội thất nhé.
Tìm hiểu về gỗ trắc
Trong tự nhiên, gỗ trắc được biết đến là loài cây họ đậu, phân bố chủ yếu ở Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây trắc còn được gọi là Cẩm Lai Nam Bộ. Cây mọc thành từng đám nhỏ ở rừng rậm nhiệt đới. Vì thế, cây gỗ trắc sẽ sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở môi trường đất phù sa cổ với nhiều dưỡng chất. Theo phân loại, gỗ trắc thuộc nhóm loài gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và hiện đang nằm trong danh sách cấm khai thác.
Trắc là cây lấy gỗ có khối lượng tương đối lớn với kích thước thân trung bình khoảng 0.6 m đến 1m và cây trắc trưởng thành có thể cao từ 25m đến 30m. Thân cây có vỏ màu xám nâu hoặc vàng nâu, nút dọc, sờ thấy nhẵn và có thể bong thành những mảng lớn. Khi cây còn non, cây trắc thường ưa núp dưới bóng râm của những cây gỗ khác trong khi đó, cây trưởng thành rất ưa ánh sáng.
Trong nội thất, gỗ trắc là cây gỗ quý với những vân gỗ khiến bạn liên tưởng đến những đám mây độc đáo và tinh tế. Gỗ dễ cắt xẻ và thi công nhờ có tính ổn định và bền. Thớ gỗ cứng cáp, chịu được sự tấn công của mối mọt và những tác động bên ngoài môi trường.
Phân loại gỗ trắc
Ở nước ta có nhiều loại gỗ trắc khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến 3 loại gỗ trắc phổ biến nhất.
Trắc đen
Trắc đen thường được biết đến với tên gọi là trắc ta. Loại trắc này có giá trị rất cao trên thị trường và được nhiều dân chơi gỗ chuyên nghiệp ưa chuộng không chỉ bởi có độ bền cao nhất trong số các loại gỗ trắc mà còn có tính thẩm mỹ cao.
Khi sản xuất đồ nội thất, không cần phủ PU mà gỗ vẫn bóng và đẹp. Bên cạnh đó, gỗ còn có khả năng chịu được những thay đổi từ thời tiết và chịu lực tốt. Tại Việt Nam, gỗ trắc đen có mặt ở các tỉnh Quảng Bình trở vào.
Trắc Nam Phi
Đây là dòng gỗ nhập khẩu từ Nam Phi hay còn gọi là trắc ngố. Đặc điểm của loại gỗ này là thớ gỗ không có tinh dầu nên không có mùi thơm đặc trưng nhưng ưu điểm là gỗ khá cứng và dễ dàng thi công và lắp đặt. Do đó, gỗ trắc Nam Phi được sử dụng phổ biến trong thế giới nội thất.
Trắc đỏ
Trắc đỏ không phải là cây bản địa ở Việt Nam mà được nhập khẩu từ Lào và Campuchia. Trắc đỏ có thớ gỗ màu đỏ, cây lớn và nhiều cành. Trắc đỏ cũng có đầy đủ những tính chất như cứng và nặng, chịu được lực tốt và không bị ảnh hưởng bởi mối, mọt. Mùi hương của trắc đỏ nhẹ nhàng và an toàn với mọi người, kể cả trẻ nhỏ. Màu sắc gỗ trắc đỏ tươi sáng và bắt mắt.
Ứng dụng gỗ trắc trong nội thất
Mang nhiều ưu điểm lớn như khả năng chống mối mọt cao, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nên gỗ trắc được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Về sức khỏe, tinh dầu của gỗ trắc có tác dụng tuyệt vời trong việc giúp con người thư giãn, hỗ trợ điều trị chứng căng thẳng và suy giảm trí nhớ.
Trong phong thủy, gỗ trắc cũng được ứng dụng để làm ra những mẫu vòng tay với ý nghĩa thu nạp dương khí, thu hút vận may, xua đuổi những tà khí cho gia chủ.
Ứng dụng gỗ trắc phổ biến nhất vẫn là trong lĩnh vực nội thất. Các sản phẩm đa dạng được làm từ gỗ trắc có thể kể đến như: giường, tủ, sập, bàn, ghế, tranh,… chinh phục người tiêu dùng cả về độ bền lẫn tính thẩm mỹ cao. Chẳng hạn như, một chiếc giường ngủ hay tủ quần áo bền đẹp và chắc chắn sẽ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái và tô điểm thêm sự sang trọng và tươi mới trong không gian phòng nhà bạn.
>> Xem thêm: Khay trà gỗ trắc khảm ốc