Khám Phá Đặc Điểm Và Ứng Dụng Của Gỗ Samu Trong Đời Sống Và Nội Thất
Gỗ samu là loại gỗ quý hiếm có rất nhiều ứng dụng trong nội thất, y học và công nghiệp. Cùng Đồ Gỗ Bảo Dương tìm hiểu thêm về loại gỗ này và những đặc điểm của nó nhé!
Giới thiệu về cây gỗ samu
Gỗ samu là gì?
Cây gỗ samu còn được gọi là sa chi mộc hay sa múc, là một loại cây thân gỗ lớn và lâu năm thuộc họ Bách (hoàng đàn).
Cây samu có thân tròn, thẳng, với chiều cao có thể lên tới 30m và đường kính trung bình 2m, trong đó có cây đường kính lên tới 5,5m. Cây samu có lá dạng kim và cành mọc thành từng tầng vòng tròn đặc trưng.

cây gỗ samu
Nguồn gốc xuất xứ cây gỗ samu
Gỗ samu có xuất xứ từ Trung Quốc và đã được trồng và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Loại cây này phân bố rộng rãi ở các quốc gia có khí hậu ôn hòa.
Tại Việt Nam, samu có thể tìm thấy nhiều ở các khu rừng tự nhiên ở vùng núi phía Bắc, bao gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Giang, và nhiều vùng khác.
Đặc điểm gỗ samu
Gỗ samu được xếp vào nhóm I các loại gỗ quý của Việt Nam với lõi gỗ có màu vàng đậm hoặc đỏ nhạt, thớ thẳng, vân gỗ rõ nét và có chất gỗ mịn đẹp cùng với mùi thơm nhẹ tạo cảm giác dễ chịu.
Gỗ samu có đặc tính là cứng chắc, có sức kéo và khả năng uốn cong tốt, ít bị mối mọt và cong vênh. Nhờ vào thớ gỗ mịn, việc cưa, xẻ và đánh bóng trơn tru gỗ samu rất dễ dàng, tạo nên những sản phẩm nội thất đẹp và bền bỉ.

Lõi gỗ samu có màu vàng đậm hoặc đỏ nhạt
Gỗ samu có tốt không?
Ưu điểm của gỗ samu
Sản phẩm làm từ gỗ samu đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong các ngôi nhà hiện đại vì rất nhiều ưu điểm:
-
Cây sa mu là một trong những loại cây có tinh dầu thơm ngát, mang đến sự thoải mái và dễ chịu cho người sử dụng
-
Ngoài ra, tinh dầu trong gỗ sa mu cũng có khả năng ngăn chặn sự tấn công của bọ và mối, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi bị mục nát hay mối mọt.
-
Màu sắc và vân gỗ của sa mu rất đẹp, đường nét thẳng mịn, làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên của gỗ.
-
Với trọng lượng nhẹ và độ bền cao, gỗ sa mu rất dễ chế tác, uốn cong và cưa xẻ thành nhiều hình dạng khác nhau.
Nhược điểm của gỗ sa mu
Cùng với những ưu điểm vượt trội, gỗ samu cũng có một số hạn chế cần lưu ý:
-
Do là loại gỗ xẻ từ cây tự nhiên nên dễ bị nứt và cong vênh trong môi trường khắc nghiệt.
-
Cấu tạo của sa mu là khúc gỗ nguyên khối, do đó khi thay đổi nhiệt độ đột ngột, lõi gỗ dễ bị nứt, cong vênh.
Tuy nhiên, nếu được chăm sóc và bảo quản đúng cách, gỗ sa mu vẫn là một lựa chọn tốt cho các sản phẩm nội thất và trang trí nhà cửa.
Màu sắc và vân gỗ của sa mu rất đẹp
Cách nhận biết gỗ samu
Để nhận biết cây gỗ samu, bạn có thể dựa vào đặc điểm sau:
-
Cây samu là loại cây cao lớn với thân có thể lên tới 30m và đường kính khoảng 2m. Vỏ của cây có màu nâu và xám nâu, và bị nứt dọc theo thân.
-
Gỗ samu có màu vàng đậm hoặc đỏ nhạt, thớ thẳng, vân gỗ rõ nét và có mùi thơm nhẹ dễ chịu, do chứa tinh dầu.
-
Bạn có thể phân biệt gỗ samu với các loại gỗ khác bằng cách ngửi trực tiếp để cảm nhận mùi hương đặc trưng của nó.
cây gỗ samu
Ứng dụng gỗ samu trong đời sống
Trồng làm cảnh quan thiên nhiên
Cây samu có thân thẳng đứng và cao trông rất đẹp mắt, nên nó cũng được sử dụng để trang trí cảnh quan trong các khu vực công cộng như đường phố, công viên, trường học và bệnh viện. Ngoài ra, ở những vùng núi, người dân còn trồng cây samu ở bìa rừng để giữ gìn và bảo vệ rừng khỏi sự phá hoại và tấn công của các loài động vật lớn.
Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, phong thủy
Với màu sắc và hương thơm đặc trưng, gỗ samu được sử dụng để tạo ra các tượng phật, tượng phong thủy tại các tỉnh vùng cao nước ta. Ngoài ra, với tính đàn hồi và chịu được sức ép cao, gỗ samu còn được sử dụng để sản xuất các đồ gia dụng như đũa, thìa gỗ, tạo ra cảm giác thoải mái và bền đẹp cho người dùng.
tượng gỗ samu
Chiết suất tinh dầu phục vụ y học
Mặc dù không có mùi hương đặc trưng như gỗ giáng hương, tinh dầu của gỗ samu vẫn có những công dụng tuyệt vời. Nó có thể được sử dụng để chữa trị các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, chữa bỏng, các bệnh ngoài da hay các bệnh lý xương khớp. Ngoài ra, tinh dầu còn có thể được sử dụng để xử lý các vết thâm tím và vết côn trùng đốt.
Dùng trong ngành công nghiệp đóng tàu
Với đặc tính chắc chắn, ít bị mối mọt và có khả năng chịu được lực ép và va đập mạnh trong thời gian dài. Do đó, gỗ samu được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp đóng tàu. Nó thường được dùng để làm cột buồm, trụ mỏ và cấu trúc tàu thuyền vì độ bền rất cao của nó.
Sản xuất đồ nội, ngoại thất
Gỗ samu có chất gỗ cứng, độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, do đó nó đã trở thành nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất các đồ nội thất như bàn ghế, tủ quần áo, gương và sập gỗ. Ngoài ra, gỗ samu còn được sử dụng để làm cánh cửa, cầu thang, sàn gỗ, cột và xà cho các công trình kiến trúc lớn như ngôi chùa hay đình.
nội thất gỗ sa mu
Gỗ samu đang được sử dụng khá phổ biến trong thiết kế nội thất, mang lại không gian sống đầy sang trọng và tinh tế cho người sử dụng. Từ những thông tin mà Đồ Gỗ Bảo Dương cung cấp, hy vọng bạn sẽ có thêm sự lựa chọn phù hợp và đúng đắn cho việc trang trí không gian sống của mình.
>> Ngoài ra, bạn có thể xem thêm:
